K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2023

Tk nhe 😊:

Bức tranh thứ hai (III, IV, V): Màu đỏ phai mờ, mực đọng như giọt lệ, thay vào giấy đỏ là lá vàng rơi; và như sương mờ bao phủ, bâng khuâng và mờ mịt, là câu thơ Ngoài giời mưa bụi bay, và một câu hỏi xót thương thấm vào không gian vô cùng và thời gian vô tận, đến nay (và chắc là mãi mãi) còn vang dội trong lòng người. Nhịp thơ ba đoạn cuối này là nhịp ngập ngừng, tái tê. Luôn luôn nó dừng lại, luôn luôn nó điệp trùng, day dứt, những câu thơ như quẩn quanh, ngơ ngẩn.

Thứ nhất, nó điệp trùng ở cấu trúc các đoạn thơ. Mỗi đoạn thơ bốn câu, bao gồm hai câu đầu nói đến ông đồ (gián tiếp hay trực tiếp), và hai câu sau, tình cảm của nhà thơ (hay cái nhìn của ông đồ? Giấy đỏ... mực đọng... lá vàng... mưa bụi). Nếu ta ghép lại thành hai bài thơ riêng, bài 1 gồm các câu thơ 9, 10 - 13, 14 - 17, 18 và bài 2 gồm các câu thơ 11, 12 - 15, 16 - 19, 20, ta sẽ có một hình ảnh toàn vẹn về ông đồ, mờ dần rồi biến hẳn (Nhưng mỗi năm mỗi vắng - Người thuê viết nay đâu? / Ông đồ vẫn ngồi đấy - Qua đường không ai hay,/ Năm nay đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa), và ta sẽ có một bài thơ về biến diễn tình cảm của nhà thơ (Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu, / Lá vàng rơi trẽn giấy, Ngoài giời mưa bụi bay,/ Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ?). Bóng dáng ông đồ chìm dần và tình cảm của nhà thơ tăng dần về nỗi cô đơn. Đó là những xung đột giữa các nhịp mạnh và các nhịp nhẹ, tạo nên sức sống động của bài thơ.

Thứ hai, trùng điệp của nhịp thơ (2+3) trong sáu câu tả tình:

Giấy đỏ / buồn không thắm

Lá vàng/ rơi trên giấy

Ngoài giời mưa bụi bay v.v…

Những trùng điệp diễn đạt nỗi luyến tiếc buồn thương mênh mông, nỗi buồn tan vào không gian mờ mịt (mưa bụi ngoài giời, hồn ở đâu), vào thời gian thăm thẳm (muôn năm cũ).

Thứ ba, trùng điệp đối xứng từng cặp sóng đôi, tha thiết, không thôi: Cùng những câu thơ trên còn gây nên điệu nhạc một khúc ngâm, một bi ca cổ điển:

Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu.

Lá vàng rơi trên giấy - Ngoài giời mưu bụi bay.

Tất cả trùng điệp trên tạo cho ông đồ chất thơ tuyệt đối, tính nhạc thuần túy, thơ là trùng điệp.

Một số nhà bình luận nói đến “chủ đề hoài cổ” của thơ Vũ Đình Liên, có lẽ chưa đủ, và có lẽ ông đồ còn là một triết lí về thời gian.

Thời gian khách quan: Mỗi năm hoa đào nở và năm nay đào lại nở: Hoa đào, biểu tượng của thời gian vần vũ, đi rồi trở về, mãi mãi, vô tình, vui tươi và nghiệt ngã.

Thời gian con người, thời gian văn hóa: Ông đồ bày mực tàu giấy đỏ và không thấy ông đồ xưa. Ông đồ đến và ông đồ biến đi vĩnh viễn, nay chỉ còn là nỗi nhớ (ông đồ xưa) buồn man mác.

Hai thời gian này va chạm nhau và gây nên những bi kịch. Ông đồ là một bi kịch.

7 tháng 11 2023

Umm< hơi dài bn đừng cop vào bài mà lấy ý viết vào bài thoi nhe !!

4 tháng 2 2023

Gợi ý cho em đoạn văn của chị:

Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào thơ mới trong đó bài thơ ''Ông đồ'' đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Khổ 1 và 2 của bài thơ đã làm nổi bật nét đẹp truyền thống ngày Tết và tài năng của ông đồ. Cụm từ ''mỗi năm'', ''hoa đào nở'', ''ông đồ già'' cho thấy vòng lặp của thời gian mỗi năm với những dấu hiệu quen thuộc của người dân là hoa đào và ông đồ. Hình ảnh ''mực tàu'', ''giấy đỏ'' là hình ảnh quen thuộc mỗi khi ông đồ xuất hiện để lưu dấu ấn của những nét họa của người nghệ sĩ tài năng. ''Phố đông người'' cho thấy sự nhộn nhịp của con phố ngày xuân. Và (Phép nối) hơn cả, tác giả sử dụng các cụm từ ''bao nhiêu người'', ''thuê'', ''tấm tắc'', ''ngợi khen'', ''tài'', ''hoa tay'', ''thảo'' cho thây tài năng của ông đồ được rất nhiều người đón nhận. Nhà thơ Vũ Đình Liên còn sử dụng thành ngữ ''phượng múa rồng bay'' để làm nổi bật tài năng của ông đồ và ông đồ là người nghệ sĩ tạo ra những nét bút đẹp như tranh (Câu ghép). Qua khổ thơ cho thấy sự yêu mến tài năng cũng như sự nể trọng của nhà thơ với ông đồ

_mingnguyet.hoc24_

19 tháng 3 2022

Tham khảo:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá

Bốn câu thơ cuối bài cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. Trong xa cách, nhà thơ “luôn tưởng nhớ” tới quê hương. Niềm thương nỗi nhớ quê hương luôn canh cánh trong lòng. Quê hương luôn hiện lên bằng hình ảnh những con thuyền đánh cá “rẽ sóng chạy ra khơi” với “chiếc buồm vôi”, chiếc buồm đã trải qua bao gian lao mưa nắng, như những người dân chài, bằng ấn tượng “màu nước xanh” của biển, màu “bạc” của những con cá. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”.  Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.

24 tháng 1 2022

Tham Khảo 

Bài thơ Ông đồ là một bài thơ chứa đầy hàm súc, là sự tiếc nuối của tác giả về một nền văn học đã từng rất rực rỡ. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả đã tái hiện lại không khí ngày tết xưa khi ông đồ còn được trọng dụng, Khi tết đến xuân về, hoa đào đua nhau khoe sắc thắm, phố phường đông vui, tấp nập và ông đồ xuất hiện bên hè phố bán đôi câu đối để mọi người trưng trong nhà như một văn hóa không thể thiếu ngày đầu năm mới. Những nét chữ thanh thoát như phượng múa rồng bay, gửi gắm cả tâm hồn và tấm lòng người viết. Thế nhưng, theo thời gian, phong tục treo câu đối ngày tết không còn được ưa chuộng. Từ “nhưng” như nốt trầm trong khúc ca ngày xuân, cho thấy sự thay đổi trong bước đi chầm chậm của thời gian. Người tri âm xưa nay đã là khách qua đường. Niềm vui nhỏ nhoi của ông đồ là được mang nét chữ của mình đem lại chút vui cho mọi người trong dịp tết đến xuân về nay đã không còn. Nỗi buồn của lòng người khiến những vật vô tri vô giác như giấy đỏ, bút nghiên cũng thấm thía nỗi xót xa. Hình ảnh ông đồ xưa vốn gắn với nét đẹp truyền thống về nền văn hóa nho học, nay dần bị lãng quên “Lá vàng bay trên giấy/Ngoài trời mưa bụi bay”. Ông vẫn ngồi đấy nhưng chẳng mấy ai còn để ý, lá vàng rơi giữa ngày xuân trên trang giấy nhạt phai như dấu chấm hết cho sự sinh sôi. Hạt mưa bụi nhạt nhòa bay trong cái se lạnh như khóc thương, tiễn biệt cho một thời đại đang dần trôi vào dĩ vãng. Ta như cảm nhận được qua tứ thơ là tâm trạng của thi nhân, phảng phất một nỗi xót thương, nỗi niềm hoài cổ nhớ tiếc của nhà thơ cho một thời đã qua. Và câu hỏi cuối bài thơ như lời tự vấn cũng là hỏi người, hỏi vọng về quá khứ với bao ngậm ngùi “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?”. Ông đồ vắng bóng không chỉ khép lại một thời đại của quá khứ, đó còn là sự mai một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bài thơ đã chạm đến những rung cảm của lòng người, để lại những suy ngẫm sâu sắc với mỗi người.

21 tháng 6 2021

Tham khảo

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...

Khổ thơ là một sự hụt hẫng trong ánh mắt kiếm tìm: “Người thuê viết nay đâu?”, là nhịp thời gian khắc khoải đến đau lòng: “mỗi năm mỗi vắng”. Thật! Sự tàn lụi của nền văn hoá Nho học là một điều tất yếu, cái mới sẽ thay thế cái cũ, ánh hào quang nào trước sau cũng dần một tắt, bị lãng quên, thờ ơ trong dòng đời vất vả với những kế mưu sinh, nhưng hiện thực phũ phàng cũng khiến cho lớp hậu sinh như Vũ Đình Liên không khỏi ái ngại, tiếc thương khi trước mặt mình là một cảnh vật hoang vắng, đượm buồn. Trong sắc phai bẽ bàng của giấy, sự kết đọng lạnh lòng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thắm thía, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của chúng “một mình mình biết, một mình mình buồn”, “trĩu nặng những ưu tư, xót xa trước thời thế đổi thay”. Bài thơ Ông đồ như muốn nhắc nhở chúng ta đừng nên lãng quên quá khứ, hãy biết trân trọng và gìn giữ những giá trị đẹp đẽ của văn hóa, tinh thần để không phải hối tiếc, ân hận.

22 tháng 6 2021

thank you bạn 

3 tháng 2 2023

Ý em là ''hình ảnh ông đồ trong khổ thơ cuối'' hay là ''hình ảnh ông đồ'' và cảm nhận về ''khổ thơ cuối''

3 tháng 2 2023

cop ghi tham khảo v

https://toploigiai.vn/top-5-bai-cam-nhan-kho-cuoi-bai-tho-ong-do-ngan-gon